Tìm kiếm
Weblink
Thông tin ngành

(26/12/2009)
6 tháng đầu năm 2009, tại ĐBSCL giá tôm tụt xuống thấp mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua, lại thêm những tác động của suy thoái kinh tế làm giảm xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản nói chung và con tôm nói riêng. Như vậy, so với nửa cuối năm 2008 giá tôm thấp hơn nhưng giữ ở mức tương đối ổn định và dao động trong khoảng 125.000 - 140.000 đ/kg (loại 20 con/kg).
 
           Tháng 5/2009, tại ĐBSCL, thời tiết mưa thất thường dẫn đến nhiệt độ nước mặt ao tăng cao khiến tôm chết hàng loạt, nhiều nông dân bị thua lỗ. Hồi đầu vụ, do cạn kiệt nguồn vốn, nông dân bỏ hoang ao khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết càng khiến cho nguồn nguyên liệu thiếu hụt nghiêm trọng. Giá tôm sú tại đây dù đang vào vụ nhưng vẫn lên cơn “sốt”.
 
          Đến cuối quý II, đầu quý III/2009, giá tôm sú nguyên liệu đã tăng trở lại, loại 20 con/kg lên đến 148.000 đ/kg; 30 con/kg - 110.000 đ/kg. Mức tăng trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đ/kg so với tháng 6. Nguyên nhân do hầu hết diện tích nuôi tôm kết hợp đã thu hoạch xong, bước sang giai đoạn trồng lúa và do nhu cầu trên thị trường thế giới tăng mạnh, kèm theo các đơn đặt hàng gia tăng vào cuối năm để phục vụ cho dịp lễ Noel và tết Dương lịch khiến cho nguồn nguyên liệu càng trở nên khan hiếm. Các nhà máy chế biến xuất khẩu của tỉnh không đủ nguyên liệu hoạt động do lượng tôm còn trong dân rất ít.
 
          Đầu tháng 11/2009, theo Bộ NN & PTNT, khu vực ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ tôm chính, cả nước đã thu hoạch khoảng 300.000 tấn tôm. Giá tôm sú dao động trong khoảng 90.000 - 100.000 đ/kg, nhưng có lúc giá tôm sú loại 40 con/kg đã lên đến 85.000 - 90.000 đ/kg, giá tôm thẻ chân trắng khoảng 48.000 - 50.000 đ/kg.
 
          Theo đánh giá của các chuyên gia ngành Thủy sản, vụ tôm năm 2009, hầu hết các địa phương trúng mùa, sẽ có khoảng 80% người nuôi tôm có lời do diện tích tôm bị thiệt hại ít (thấp nhất trong 5 năm trở lại đây) trong khi giá tôm ổn định từ đầu vụ đến nay. Để phát triển nghề nuôi tôm, theo khuyến cáo của Cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ NN&PTNT, các hộ nuôi tôm không thả nuôi trái vụ vì rủi ro cao và nên chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác.
 
          Theo thống kê sơ bộ, tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu đang khá phổ biến. Theo Hội CB & XK Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản trên địa bàn đều chỉ hoạt động chưa đến 50% công suất do thiếu nguồn nguyên liệu. Giá tôm thẻ tại khu vực miền Trung cũng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung chưa phục hồi sau bão.
 
          Giá tôm nguyên liệu được đẩy lên từng ngày. Đến cuối tháng 12/2009, tại Cà Mau tôm sú (loại 20 con/kg) có giá 180.000đ/kg, (loại 30 con/kg) giá 132.000đ/kg, (loại 40 con/kg) giá 108.000 đ/kg. Đây là thời điểm giá tôm sú nguyên liệu cao nhất trong năm nay, tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Do hệ thống thủy lợi yếu kém, môi trường ô nhiễm, chất lượng con giống chưa được cải thiện, triều cường sẽ tiếp tục có những biến động bất thường… là những thách thức cho vùng nuôi tôm sú ở ĐBSCL trong năm 2010. (Nguyễn Trang)
 
          Tháng 5/2009, tại ĐBSCL, thời tiết mưa thất thường dẫn đến nhiệt độ nước mặt ao tăng cao khiến tôm chết hàng loạt, nhiều nông dân bị thua lỗ. Hồi đầu vụ, do cạn kiệt nguồn vốn, nông dân bỏ hoang ao khoảng 30% diện tích, cộng thêm tình trạng tôm chết càng khiến cho nguồn nguyên liệu thiếu hụt nghiêm trọng. Giá tôm sú tại đây dù đang vào vụ nhưng vẫn lên cơn “sốt”.
 
          Đến cuối quý II, đầu quý III/2009, giá tôm sú nguyên liệu đã tăng trở lại, loại 20 con/kg lên đến 148.000 đ/kg; 30 con/kg - 110.000 đ/kg. Mức tăng trung bình khoảng 20.000 - 30.000 đ/kg so với tháng 6. Nguyên nhân do hầu hết diện tích nuôi tôm kết hợp đã thu hoạch xong, bước sang giai đoạn trồng lúa và do nhu cầu trên thị trường thế giới tăng mạnh, kèm theo các đơn đặt hàng gia tăng vào cuối năm để phục vụ cho dịp lễ Noel và tết Dương lịch khiến cho nguồn nguyên liệu càng trở nên khan hiếm. Các nhà máy chế biến xuất khẩu của tỉnh không đủ nguyên liệu hoạt động do lượng tôm còn trong dân rất ít.
 
          Đầu tháng 11/2009, theo Bộ NN & PTNT, khu vực ĐBSCL đang thu hoạch rộ vụ tôm chính, cả nước đã thu hoạch khoảng 300.000 tấn tôm. Giá tôm sú dao động trong khoảng 90.000 - 100.000 đ/kg, nhưng có lúc giá tôm sú loại 40 con/kg đã lên đến 85.000 - 90.000 đ/kg, giá tôm thẻ chân trắng khoảng 48.000 - 50.000 đ/kg.
 
          Theo đánh giá của các chuyên gia ngành Thủy sản, vụ tôm năm 2009, hầu hết các địa phương trúng mùa, sẽ có khoảng 80% người nuôi tôm có lời do diện tích tôm bị thiệt hại ít (thấp nhất trong 5 năm trở lại đây) trong khi giá tôm ổn định từ đầu vụ đến nay. Để phát triển nghề nuôi tôm, theo khuyến cáo của Cục Nuôi trồng Thủy sản, Bộ NN&PTNT, các hộ nuôi tôm không thả nuôi trái vụ vì rủi ro cao và nên chuyển sang nuôi các loại thủy sản khác.
 
          Theo thống kê sơ bộ, tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL, tình trạng thiếu tôm nguyên liệu đang khá phổ biến. Theo Hội CB & XK Thuỷ sản tỉnh Cà Mau, hiện nay hầu hết các nhà máy chế biến thuỷ sản trên địa bàn đều chỉ hoạt động chưa đến 50% công suất do thiếu nguồn nguyên liệu. Giá tôm thẻ tại khu vực miền Trung cũng có nhiều khả năng sẽ tiếp tục tăng do nguồn cung chưa phục hồi sau bão.
 
          Giá tôm nguyên liệu được đẩy lên từng ngày. Đến cuối tháng 12/2009, tại Cà Mau tôm sú (loại 20 con/kg) có giá 180.000đ/kg, (loại 30 con/kg) giá 132.000đ/kg, (loại 40 con/kg) giá 108.000 đ/kg. Đây là thời điểm giá tôm sú nguyên liệu cao nhất trong năm nay, tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm ngoái. Do hệ thống thủy lợi yếu kém, môi trường ô nhiễm, chất lượng con giống chưa được cải thiện, triều cường sẽ tiếp tục có những biến động bất thường… là những thách thức cho vùng nuôi tôm sú ở ĐBSCL trong năm 2010.
 
( Nguồn Vasep ngày 25/12/2009 ).